Con trai mẹ đã 18 tuổi rồi, khi cổng trường cấp 3 khép lại, một cánh cửa lớn hơn, tươi sáng hơn đó là đại học sẽ mở ra với con. Rồi ngày mai đứa con trai bé bỏng sẽ không chờ mẹ buông màn mỗi khi đi ngủ, một đống quần áo bẩn mỗi lần đi đá bóng mẹ không thể giặt cho...
Mẹ nói xã hội phức tạp lắm, liệu đứa con bé bỏng của mẹ có đương đầu tốt trước những cám dỗ không đây! Mẹ lo lắng khôn nguôi.
Con may mắn được sinh ra trên cõi đời này, nhưng may mắn hơn con lại là đứa con bé bỏng của mẹ. Mẹ thường nói đùa: “18 tuổi rồi đấy sao cứ như con nít vậy !”.
18 tuổi sinh ra trong gia đình gia giáo, bố mẹ cưng chiều từ nhỏ đến lớn, con chỉ biết ăn với học. Được sống trong vòng tay an toàn như thế, ngày mai con sẽ học ở trên tỉnh - nơi xa xa ấy có đầy rẫy những cạm bẫy. Mẹ nói rằng những thứ đó có thể làm cho con tốt lên về mọi thứ nhưng chính những thứ đó sẽ làm cho con mẹ thay đổi hoàn toàn.
Mẹ mong con trai sẽ không bị xã hội “biến hoá” thành những tên tội đồ, mong con tiếp thu những điều hay, mạnh dạn học hỏi, chứ đừng lúc nào cũng khép kín với 4 bức tường.
Mẹ dạy: Tình cảm mới là trên hết. Xã hội “gào lên”: Không có tiền thì tình cũng như không.
Con trai mẹ đã may mắn đậu vào một trường đại học ở thủ đô. Ngày đầu ra phố, con cứ ngỡ mình đang đi một nước nào đó ở Châu Âu, con nào đã biết tới những ánh đèn lung linh nơi thành phố, quê mình con chỉ biết có đồng ruộng mênh mông, cò bay mỏi cánh.
Con đã nghe theo lời mẹ, con luôn coi trọng tình bạn, bất kể đứa bạn nào cần là con giúp, giúp một cách vô tư và thoải mái. Con đã nghe mẹ, thấy người nghèo, ăn xin là sẵn sàng bỏ ra dăm ba ngàn đồng…
Thế nhưng mẹ ơi! Những lúc con ốm mệt quá chẳng muốn nấu ăn, gọi mấy đứa bạn sang phụ giúp với, nhưng con gọi mãi, chờ mãi chẳng thấy đứa nào bén mảng tới cả, ngày đó con nằm trượt dài mệt mỏi đầy thất vọng trên chiếc giường lạnh lẽo. Đến ngày hôm sau con đến lớp hỏi tại sao bọn mày không bắt máy, nó bâng quơ bảo : “Bọn tao xin lỗi nhé! Bận quá !”.
Con kể mẹ nghe: Thực ra con đã bị đánh lừa bởi những người ăn xin ngoài kia, họ là những con người giả mạo, sự thật đó là những kẻ siêng ăn nhác làm nên cứ tận dụng lòng thương cảm của người khác mà thôi.
Đó chỉ là một trong hai ví dụ mà xã hội đã cho con thấy được. Mẹ nói không sai, tình cảm đặt trên hàng đầu là đạo lí muôn đời. Con tin vào điều ấy. Thế nhưng nếu cứ quá tin thì mình sẽ bị “bắt nạt” mãi mà thôi, con nghĩ phải biết dựa trên tình cảm cao quý và học cách sống khôn khéo.
Mẹ nói: Nhan sắc không quan trọng. Xã hội “cười trừ” : Không có nó con mất người yêu thôi.
Con may mắn được sở hữu nét đẹp của bố và mẹ, mấy đứa bạn cùng trường đi qua thì thầm : “Thằng này đẹp trai nè”. Con cũng chẳng bận tâm về điều đó làm gì. Nhưng rồi một ngày, thằng bạn thân cùng phòng chia tay với người yêu. Nó tủi thân bảo: “Người yêu chia tay vì nó quá xấu trai, mỗi khi đi chơi bạn bè cô ấy chế giễu”.
Mẹ ơi! Sao lại thế nhỉ ? Con ngốc đến ngu si như vậy đấy, xã hội trọng cái đẹp như vậy sao Đúng vậy, thảo nào con thấy những đứa hot girl luôn có đại gia theo đuổi, còn những bạn kém xinh hơn, nói thẳng ra là xấu, suốt ngày cặm cụi đi học, lúc tan ca lại về phòng trọ. Rồi có ngày một người từ đâu đến nhờ con làm người mẫu ảnh cho shop thời trang của họ và trả mức tiền cao khủng khiếp. Đến bây giờ con nhận ra: Đẹp có lợi thật đấy!
Và con đã hiểu: Mẹ yêu con vô điều kiện, nhưng xã hội “kiêu ngạo” bảo: Có điều kiện mới yêu con.
21 tuổi rồi đấy, bây giờ thì con đang sống xa gia đình thực sự, con phải tự lập cho cuộc sống sau này của mình nữa. Tuy bây giờ con vẫn đang ngồi trến ghế giảng đường đại học nhưng vẫn đang ăn bám tiền bố mẹ nhiều lắm.
Những ngày như mùng 8-3 đến gần, càng làm cho con thêm cồn cào vì nhớ mẹ hơn, thường thì một năm con chỉ về nhà có 2 lần nên chỉ có những cuộc trò chuyện chủ yếu đều qua chiếc điện thoại hay máy tính vô cảm thôi.
Bây giờ mái đầu mẹ đã có 2 màu rõ rệt nên cũng chẳng khuyên con trai mẹ như cái ngày đầu lên phố học tập. Mẹ vẫn luôn mong chờ và dang rộng vòng tay đón con vào lòng mỗi ngày, mẹ sẽ nấu những món ăn dân dã cực ngon mà giữa chốn hào hoa, tráng lệ làm sao có được.
Ở đây người ta cư xử nhau “bằng tiền” thôi mẹ ạ, con phải có “điều kiện” thì người ta mới “thương yêu” con. Nhưng bây giờ con khôn hơn rồi, con trai mẹ đã mạnh mẽ, đủ dũng cảm và nghị lực cộng với “tình cảm con người” mà mẹ đã truyền lại con sẽ không để ai “hạ gục” được đâu, rồi từ từ con sẽ dùng bàn tay và đầu óc sẽ “tóm” lấy xã hội để nó không “chi phối” mình nữa đâu ạ.
Mẹ bảo: "Mẹ tặng con thân xác. Nhưng xã hội dạy con cách làm người".
Con may mắn được sinh ra trên cõi đời này, nhưng may mắn hơn con lại là đứa con bé bỏng của mẹ. Mẹ thường nói đùa: “18 tuổi rồi đấy sao cứ như con nít vậy !”.
18 tuổi sinh ra trong gia đình gia giáo, bố mẹ cưng chiều từ nhỏ đến lớn, con chỉ biết ăn với học. Được sống trong vòng tay an toàn như thế, ngày mai con sẽ học ở trên tỉnh - nơi xa xa ấy có đầy rẫy những cạm bẫy. Mẹ nói rằng những thứ đó có thể làm cho con tốt lên về mọi thứ nhưng chính những thứ đó sẽ làm cho con mẹ thay đổi hoàn toàn.
Mẹ mong con trai sẽ không bị xã hội “biến hoá” thành những tên tội đồ, mong con tiếp thu những điều hay, mạnh dạn học hỏi, chứ đừng lúc nào cũng khép kín với 4 bức tường.
Mẹ dạy: Tình cảm mới là trên hết. Xã hội “gào lên”: Không có tiền thì tình cũng như không.
Con trai mẹ đã may mắn đậu vào một trường đại học ở thủ đô. Ngày đầu ra phố, con cứ ngỡ mình đang đi một nước nào đó ở Châu Âu, con nào đã biết tới những ánh đèn lung linh nơi thành phố, quê mình con chỉ biết có đồng ruộng mênh mông, cò bay mỏi cánh.
Con đã nghe theo lời mẹ, con luôn coi trọng tình bạn, bất kể đứa bạn nào cần là con giúp, giúp một cách vô tư và thoải mái. Con đã nghe mẹ, thấy người nghèo, ăn xin là sẵn sàng bỏ ra dăm ba ngàn đồng…
Thế nhưng mẹ ơi! Những lúc con ốm mệt quá chẳng muốn nấu ăn, gọi mấy đứa bạn sang phụ giúp với, nhưng con gọi mãi, chờ mãi chẳng thấy đứa nào bén mảng tới cả, ngày đó con nằm trượt dài mệt mỏi đầy thất vọng trên chiếc giường lạnh lẽo. Đến ngày hôm sau con đến lớp hỏi tại sao bọn mày không bắt máy, nó bâng quơ bảo : “Bọn tao xin lỗi nhé! Bận quá !”.
Con kể mẹ nghe: Thực ra con đã bị đánh lừa bởi những người ăn xin ngoài kia, họ là những con người giả mạo, sự thật đó là những kẻ siêng ăn nhác làm nên cứ tận dụng lòng thương cảm của người khác mà thôi.
Đó chỉ là một trong hai ví dụ mà xã hội đã cho con thấy được. Mẹ nói không sai, tình cảm đặt trên hàng đầu là đạo lí muôn đời. Con tin vào điều ấy. Thế nhưng nếu cứ quá tin thì mình sẽ bị “bắt nạt” mãi mà thôi, con nghĩ phải biết dựa trên tình cảm cao quý và học cách sống khôn khéo.
Mẹ nói: Nhan sắc không quan trọng. Xã hội “cười trừ” : Không có nó con mất người yêu thôi.
Con may mắn được sở hữu nét đẹp của bố và mẹ, mấy đứa bạn cùng trường đi qua thì thầm : “Thằng này đẹp trai nè”. Con cũng chẳng bận tâm về điều đó làm gì. Nhưng rồi một ngày, thằng bạn thân cùng phòng chia tay với người yêu. Nó tủi thân bảo: “Người yêu chia tay vì nó quá xấu trai, mỗi khi đi chơi bạn bè cô ấy chế giễu”.
Mẹ ơi! Sao lại thế nhỉ ? Con ngốc đến ngu si như vậy đấy, xã hội trọng cái đẹp như vậy sao Đúng vậy, thảo nào con thấy những đứa hot girl luôn có đại gia theo đuổi, còn những bạn kém xinh hơn, nói thẳng ra là xấu, suốt ngày cặm cụi đi học, lúc tan ca lại về phòng trọ. Rồi có ngày một người từ đâu đến nhờ con làm người mẫu ảnh cho shop thời trang của họ và trả mức tiền cao khủng khiếp. Đến bây giờ con nhận ra: Đẹp có lợi thật đấy!
Và con đã hiểu: Mẹ yêu con vô điều kiện, nhưng xã hội “kiêu ngạo” bảo: Có điều kiện mới yêu con.
21 tuổi rồi đấy, bây giờ thì con đang sống xa gia đình thực sự, con phải tự lập cho cuộc sống sau này của mình nữa. Tuy bây giờ con vẫn đang ngồi trến ghế giảng đường đại học nhưng vẫn đang ăn bám tiền bố mẹ nhiều lắm.
Những ngày như mùng 8-3 đến gần, càng làm cho con thêm cồn cào vì nhớ mẹ hơn, thường thì một năm con chỉ về nhà có 2 lần nên chỉ có những cuộc trò chuyện chủ yếu đều qua chiếc điện thoại hay máy tính vô cảm thôi.
Bây giờ mái đầu mẹ đã có 2 màu rõ rệt nên cũng chẳng khuyên con trai mẹ như cái ngày đầu lên phố học tập. Mẹ vẫn luôn mong chờ và dang rộng vòng tay đón con vào lòng mỗi ngày, mẹ sẽ nấu những món ăn dân dã cực ngon mà giữa chốn hào hoa, tráng lệ làm sao có được.
Ở đây người ta cư xử nhau “bằng tiền” thôi mẹ ạ, con phải có “điều kiện” thì người ta mới “thương yêu” con. Nhưng bây giờ con khôn hơn rồi, con trai mẹ đã mạnh mẽ, đủ dũng cảm và nghị lực cộng với “tình cảm con người” mà mẹ đã truyền lại con sẽ không để ai “hạ gục” được đâu, rồi từ từ con sẽ dùng bàn tay và đầu óc sẽ “tóm” lấy xã hội để nó không “chi phối” mình nữa đâu ạ.
Đăng nhận xét